15 năm hành nghề mát-xa vỉa hè
19h30, dọc Quốc lộ 1A (đoạn từ cầu vượt Quang Trung đến ngã tư An Sương, Quận 12, TP.HCM) vang lên thanh âm lắc cắc phát ra từ cây lắc của những người mát-xa dạo.
Không biết từ bao giờ, những người hành nghề mát-xa vỉa hè chọn đoạn đường này để “mở tiệm mát-xa dã chiến”. Họ trải sẵn đôi chiếu nhựa, ngồi trên vỉa hè, tay cầm cây lắc chào mời khách.
Khác với những loại hình mát-xa khác, dịch vụ của những người này thuần tuý chỉ có đấm bóp, giác hơi cho khách. Dọc theo đoạn đường này có hơn chục “tiệm mát-xa dã chiến” đơn sơ và trần trụi giữa hè phố.
Chúng tôi ghé vào “tiệm” của anh Vũ Xuân Đăng (42 tuổi, ngụ Quận 12, TP.HCM). Đang dở tay giác hơi cho nam thanh niên người lấm lem dầu nhớt, anh Đăng nói mình đã hành nghề này 15 năm.
“Trước đây, tôi làm thợ hồ. Sau lần gặp tai nạn lao động, tôi yếu hẳn, không làm việc nặng được nữa. Một lần, tôi thấy người ta đi mát-xa dạo nên xin học nghề. Sau đó, tôi ra bến xe An Sương đấm bóp cho khách. Bây giờ, tôi ra vỉa hè ngồi làm”, anh Đăng kể.
Theo anh, nghề này không có trường lớp đào tạo bài bản mà chỉ người trước truyền cho người sau. Nghề cũng không phải đầu tư quá nhiều bởi chỉ cần bộ cốc thuỷ tinh để giác hơi, chai cồn để vệ sinh cốc, chai dầu cù là và đôi chiếu nhựa cùng 2 cái gối cho khách nằm.
![]() |
Đồ nghề của họ là đôi chiếu nhựa, ống thủy tinh, chai dầu cù là, chai đựng cồn để vệ sinh ống giác hơi. |
Anh Đăng chia sẻ: “Nói là vậy, nhưng nghề gì cũng có cái khó của nó. Khi đấm, bóp mình phải dẻo tay, biết dùng lực vừa đủ. Như thế, khi đấm, người thợ vừa tạo ra thanh âm nghe giòn giã, vui tai vừa khiến khách thư giãn, thoải mái”.
“Đặc biệt, trong thao tác bẻ, kéo các khớp, nếu không có kỹ thuật, mình có thể khiến khách bị đau, thậm chí sái, trật khớp. Không nắm tốt kỹ thuật, không có nghề, khách không được thư giãn mà còn đau nhức, mệt mỏi”, anh nói thêm.
Với mỗi suất đấm bóp, giác hơi, anh Đăng và các đồng nghiệp thu của khách từ 50-60.000 đồng. Để có thể sống với nghề, những người này phải thức thâu đêm để phục vụ khách.
Phía bên kia đường, đối diện với anh Đăng là “tiệm mát-xa dã chiến” của anh Hùng (45 tuổi, quê tỉnh Vĩnh Phúc). Anh Hùng nói, nghề mát-xa vỉa hè đã nuôi anh cùng gia đình nhỏ của mình suốt chục năm nay.
Mỗi tối, sau khi cơm nước, anh lại gom đồ nghề ra vỉa hè ngồi chờ khách. Anh trải sẵn chiếu, ra ngồi sát mé đường, tay liên tục lắc cây lắc chào mời.
Mỗi khi có người chạy qua, anh đều mời gọi một cách lịch sự. Khách dừng xe, anh tận tình hướng dẫn, dắt xe của khách lên vỉa hè, dựng ngay ngắn rồi lau chùi, phủi bụi trên đôi chiếu mới mời khách nằm xuống để anh mát-xa.
Sự tận tình của anh đem lại lượng khách dồi dào, đủ để anh trang trải cuộc sống, nuôi 2 con ở quê nhà. Anh kể: “Trước đây, tôi làm nhiều nghề nhưng cuộc sống vẫn bấp bênh”.
“Sau này, tôi theo người ta học nghề đấm bóp, giác hơi rồi ra đây làm. Có đêm tôi làm đến 4h sáng mới về. Tiền từ nghề này cùng lương vợ tôi đi thu gom ve chai cũng đủ trang trải, nuôi 2 con ở quê”, anh kể thêm.
Chốn thư giãn của người lao động nghèo
Khách của dịch vụ mát-xa vỉa hè là dân lao động, tài xế, thợ máy, thợ hồ… tan ca trễ. Sau những giờ làm việc mệt nhọc, trên đường về, họ ghé lại để được đấm bóp, giác hơi cho “giãn cơ”.
![]() |
Khách của những tiệm mát-xa "dã chiến" chủ yếu là dân lao động. |
Anh Đăng cho biết, vào ngày cuối tuần, khách đông hơn. Có hôm anh phục vụ không kịp, đấm bóp rã rời đôi tay. Tuy nhiên, vì muốn có thêm thu nhập, giữ khách, anh phải cố thức thâu đêm.
Anh nói: “Cuối tuần, khách đông vì họ thường đi nhậu, cơ thể mệt mỏi. Họ cần mình đấm bóp, giác hơi cho đỡ mệt. Đặc biệt, việc giác hơi đúng cách có tác dụng giã rượu rất hay”.
“Người bị cảm, trúng gió, giác hơi sẽ nhanh khỏi. Giác hơi kết hợp với đấm bóp giúp mình lưu thông khí huyết”, anh Đăng phân tích thêm.
Vừa dứt lời, anh đón người khách quen là một tài xế xe ba gác chuyên chở vật liệu xây dựng gần đó. Tấp xe vào lề, người này đến chỗ đôi chiếu nhựa trải sẵn của anh Đăng, cởi, vắt chiếc áo lên chiếc xe máy.
Ông nằm xuống chiếu, gối đầu lên chiếc gối được anh Đăng chuẩn bị sẵn. Anh đốt que đóm đã nhúng cồn để vệ sinh ống thủy tinh, đốt hết oxy trong ống để giác hơi lên lưng khách.
Sau đó, anh thực hiện các động tác mát-xa chân và tay cho vị khách quen. Được yêu cầu, anh tiếp tục giác hơi lên ngực khách và kết thúc bài mát-xa của mình bằng việc thoa dầu.
![]() |
Thu nhập từ nghề giúp anh nuôi sống bản thân, gia đình. |
Cùng lúc đó, phía bên kia đường, anh Hùng cũng thực hiện bài đấm bóp cho một nam thanh niên làm nghề tài xế. Tay anh thoăn thoắt gõ, đấm lên vai, tay của khách, phát ra tiếng kêu “tách tách” giòn giã.
Lúc chúng tôi có mặt, lưng anh thanh niên đã được giác hơi chi chít những vòng tròn đỏ bầm. Nằm thư giãn trong màn đấm bóp dẻo tay của anh Hùng, nam thanh niên cho biết, sau một ngày ngồi trước vô lăng đến “tê lưng”, anh thường ghé anh Hùng mát-xa.
“Lần đầu giác hơi, tôi tưởng sẽ đau tuy nhiên, khi xong rồi lại thấy rất thoải mái, cơ thể nhẹ nhàng, thư giãn. Không đau chút nào. Nói chung, giác hơi xong, đấm bóp, thoa dầu, tôi không còn cảm thấy mệt mỏi nữa”, nam tài xế tiết lộ.
Anh Hùng chia sẻ, cũng như anh, những người hành nghề mát-xa thâu đêm tại đây đều cố gắng chứng tỏ với khách, bản thân hành nghề “lành mạnh”. Anh nói: “Làm nghề này cũng nhiều cám dỗ như bị người biến thái dụ dỗ, khách nữ chèo kéo… Tuy nhiên, các trường hợp này chỉ xảy ra đối với những người đi đấm bóp dạo”.
“Vì họ phải vào nhà của khách mát-xa, đấm bóp. Nhiều em trẻ thường bị người không đứng đắn lợi dụng, quấy rối… Còn ở đây, chúng tôi ngồi trên vỉa hè nên không ai dám làm chuyện không tôn trọng nhau như thế”, anh Hùng chia sẻ.
Nhiều người chuyển giới vin vào cớ bị xã hội kỳ thị, cơ thể yếu ớt nên không thể kiếm được việc làm để bán dâm, bất chấp vô số tai họa rình rập.
" alt=""/>Phía sau những đêm trắng mátTuy nhiên, Bộ trưởng Bộ Công Thương cũng nhìn nhận, sự phát triển nhanh chóng của hoạt động thương mại điện tử đặt ra những thách thức với công tác quản lý, giám sát, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trước tình trạng hàng giả, hàng kém chất lượng, vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Vì vậy, Bộ Công Thương đã chú trọng triển khai đồng bộ nhiều nhiệm vụ nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý, giám sát, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong hoạt động thương mại điện tử.
Trong đó, thường xuyên theo dõi, giám sát, phát hiện, xử lý các vi phạm thông qua bán hàng online, livestream.
Năm 2023, Bộ Công Thương đã yêu cầu các sàn, các website tiến hành rà soát, ngăn chặn và gỡ bỏ/khóa 6.254 gian hàng với 23.359 sản phẩm vi phạm. Lực lượng quản lý thị trường của Bộ đã kiểm tra 834 vụ, xử lý 764 vụ, phạt tiền 12 tỷ đồng.
Bộ cũng phối hợp chặt chẽ với Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia, Bộ Công an, Bộ Y tế và các lực lượng chức năng rà soát, xử lý hàng trăm website/ứng dụng vi phạm mỗi năm, chuyển cơ quan công an xử lý nhiều vụ việc, ngăn chặn nguy cơ gây thiệt hại quy mô lớn cho người dân.
Qua đó, nhiều vụ việc bán hàng giả/hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trên mạng xã hội nổi cộm đã bị triệt phá.
Điển hình như các vụ: Ansan Cosmetics – TP.HCM (thu giữ 7.678 đơn vị sản phẩm); TS Việt Nam - Hà Nội (thu giữ 14.000 sản phẩm với với tổng trị giá ước tính trên 11 tỷ đồng); Menshop79 – Hà Nội (2.000 sản phẩm có dấu hiệu giả mạo các nhãn hiệu Gucci, Louis Vuitton giá trị hơn 20 tỷ đồng); 145 Hoàng Diệu - Lào Cai (thu giữ 237 mặt hàng với 158.014 sản phẩm); Vụ Bản – Nam Định (thu giữ gần 30.000 sản phẩm nhái nhãn hiệu Hermès).
Đáng chú ý, cơ quan chức năng đã chuyển cơ quan điều tra vụ Mailystyle ở Hà Đông, Hà Nội (thu giữ hơn 126.000 sản phẩm không hóa đơn, chứng từ trị giá trên 20 tỷ đồng)…
Bên cạnh đó, Bộ trưởng Bộ Công Thương cũng chỉ rõ, công tác quản lý, giám sát, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong hoạt động thương mại điện tử còn các tồn tại, hạn chế như hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng còn diễn biến phức tạp.
Thương mại điện tử đang ngày càng có tác động lớn, đặc biệt với nhóm đối tượng trẻ, người cao tuổi, người dân sinh sống ở vùng nông thôn, vùng cao, vùng xa,... trong đó đã phát sinh một số hệ lụy tiêu cực như lừa đảo trên không gian mạng, “nghiện mua hàng”.
Giả mạo bán hàng trên không gian mạng ngày càng tinh vi
Theo Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên, nguyên nhân của tình trạng trên là do quy định về trách nhiệm và chế tài với hành vi vi phạm về hàng giả, hàng nhái còn thiếu và chưa đủ mạnh.
Các thủ đoạn lừa đảo, giả mạo bán hàng trên không gian mạng ngày càng tinh vi. Trong khi đó, một bộ phận người tiêu dùng mới tham gia mua hàng online, dễ bị lôi kéo do các thủ đoạn lừa đảo, dụ dỗ mua hàng giá rẻ; nguồn lực để giám sát, xử lý mỏng.
Vì vậy, trong thời gian tới, Bộ Công Thương sẽ khẩn trương xây dựng và trình Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 98/2020 và Nghị định số 17/2022, trong đó tăng cường chế tài với các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử.
Đồng thời, tiếp tục nghiên cứu, đề xuất sửa đổi các quy định liên quan đến thương mại điện tử như: Bổ sung quy định xác thực tài khoản người bán cá nhân và cung cấp thông tin trên các website, ứng dụng cung cấp dịch vụ thương mại điện tử; tăng cường trách nhiệm của chủ sở hữu nền tảng số/nền tảng số trung gian, người có ảnh hưởng…
Bộ Công Thương sẽ phối hợp chặt chẽ với Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia, Bộ Công an, Bộ Y tế và các lực lượng chức năng để phát hiện, xử lý triệt để các đường dây, cơ sở, cá nhân vi phạm.
Theo chương trình chiều 4/6, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên sẽ đăng đàn trả lời chất vấn các nội dung liên quan đến ngành.
Cụ thể, các đại biểu sẽ đặt câu hỏi về công tác quản lý, giám sát, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong hoạt động thương mại điện tử; giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu, thúc đẩy việc thực hiện các FTA (Hiệp định thương mại tự do) và tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp trước bối cảnh tình hình thế giới tiếp tục biến động phức tạp, khó lường.
Ngoài ra, việc thực hiện chính sách, pháp luật phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp cơ khí, nhất là trong phục vụ chế biến nông, lâm, thủy sản, phát triển nông nghiệp, nông thôn cũng là một trong các vấn đề sẽ được các đại biểu quan tâm chất vấn Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên.
Tại phiên chất vấn này, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà; Bộ trưởng các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Khoa học và Công nghệ, Thông tin và Truyền thông, Ngoại giao cùng tham gia trả lời chất vấn, giải trình về những vấn đề có liên quan.
" alt=""/>Bộ trưởng Công Thương điểm danh hàng loạt vụ livestream bán hàng hiệu giảTheo ông Thành, Luật Giáo dục 2005 đã quy định trường chuyên chỉ có ở cấp THPT. Nội dung này cũng được giữ nguyên ở Luật Giáo dục năm 2019. Mô hình khối THCS trong trường chuyên không nằm trong quy định pháp lý nào. Tuy nhiên, do tồn tại lịch sử, có hai trường là THPT chuyên Trần Đại Nghĩa (TP HCM) và Hà Nội - Amsterdam (Hà Nội) có khối THCS.
Năm 2023, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành thông tư 05 về quy chế tổ chức và hoạt động của trường THPT chuyên. Theo đó, các trường THPT chuyên sẽ không còn lớp không chuyên.
"Vì vậy đương nhiên, các lớp THCS không chuyên trong các trường chuyên cũng phải ngừng tuyển sinh", ông Thành thông tin và cho biết thông tư đã ban hành được một năm nhưng có hiệu lực từ mùa tuyển sinh đầu cấp năm nay. Đó là lý do các năm trước, hai trường nói trên vẫn tuyển lớp 6.
"Việc duy trì hay ngừng tuyển sinh lớp 6 của trường Hà Nội - Amsterdam và Trần Đại Nghĩa không phải là việc Bộ muốn cho phép hay không mà quy định đã ban hành có hiệu lực thì phải thực thi", ông Thành nhấn mạnh.